TRANG SINH HOẠT



Quê tôi còn đó kiếp nghèo!

Tác giả: V.T
Thể loại: Tổng hợp tin VN  

 Lời Tòa Soạn: Sau hơn ba thập niên cai trị dưới chính sách độc tài, Đảng trị...Nhân dân Việt Nam cho tới bây giờ vẫn chưa có tự do, dân chủ, đời sống kinh tế người dân vẫn còn hơn 60% dưới mức trung bình và hơn 30% sống trong cảnh nghèo túng, khổ cực. Trong khi đó, tầng lớp lãnh đạo của hệ thống cai trị thì sống vương giả trong những ngôi biệt thự kính cổng cao tường, con cháu được đưa đi nước ngoài du học, tiền bạc hằng tỷ dollars gởi trong các ngân hàng ngoại quốc....Sinh hoạt xã hội Việt Nam ngày nay có hai bộ mặt rỏ rệt: Tư Bản Đỏ và Dân Nghèo. Những hoàn cảnh thương tâm điển hình ở tầng lớp dân nghèo trong xã hội Việt Nam, được ghi lại qua những đoạn phóng sự sau đây:

 

*1./ Miền đất bị bỏ quên:  

     Sống giữa lòng Thủ Đô Hà Nội luôn được cho là thiên đường HCM và Marx-Lenin vậy mà một huyện KIM BON nằm gần Hội An ngay trong trung tâm thiên đường HCM và Marx-Lenin dân sống chết ra sao mặc kệ, các em mù chữ đã đành, cái đói cơ cực giá rét của các em với những miếng thịt Chuột Cống quay năm, ai nhìn qua và trò chuyện với các em không thể không trạnh lòng và cầm được nước mắt.
Cán bộ csVN kẻ giàu có quyền uy đã có lần nào họ để ý đến những huyện nhỏ như vầy, phải chăng huyện KIM BON này quá nghèo vì không có dân giàu có nên không tham nhũng và bóc lột được, họ đã bỏ quên người dân lành đặc biệt là các em.

**Sáu học sinh ăn 3 con chuột
Nếu bữa sáng bình dân của một học sinh ở Hà Nội là 10.000đ, thì ở Kim Bon, 6 học sinh phải ăn chung 3 con chuột. Ấy vậy mà không phải em nào cũng có chuột để cải thiện bữa ăn, bởi muốn bắt được các em phải có bẫy và đi đặt từ đêm hôm trước ở ngoài nương. Có nhiều hôm, những chiếc bẫy mang về trống trơn, bữa ăn của các em lại điệp khúc nồi canh rau rừng lõng bõng nước.
Chuột nướng xong chỉ bỏ đi phần ruột, tất cả bộ phận còn lại đều được chặt nhỏ rồi cho vào nồi với một thìa muối trắng. Chỗ thịt chưa đầy miệng bát ăn cơm ấy lại được dành cho 6 em. Một nửa để 3 em nấu với một gói mì tôm, một nửa để 3 em xào lên làm thức ăn.
Lớp 4, các em ở miền xuôi vẫn được bố mẹ chăm cho từng tí trước khi chở đến trường, thì ở Kim Bon các em đã phải xa nhà để ra điểm trường chính học và tự túc trong mọi công việc (học tập, nấu ăn rồi kiêm luôn việc kiếm thức ăn cho từng bữa qua ngày). Từ nhà ra trường, có em phải đi bộ gần 20km đường rừng, trên vai là gạo, củi và rau ăn cho cả tuần. Nhiều em học sinh nhà xa quá không về được, cuối tuần lại chờ bố mẹ gửi đồ ra cho.
Cô Nguyễn Thị Mai, phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng Giáo dục Đào tạo Phù Yên (trước là Hiệu phó trường tiểu học Kim Bon) cho biết: “Có những em học đến thứ 3, thứ 4 đã hết gạo ăn, đói quá các em phải bỏ học về, các thày cô giáo phải cho gạo, cho mì tôm để các em ở lại ăn. Đến mùa bí, nồi cơm của các em toàn màu đỏ, loáng thoáng có vài hạt gạo đổ vào, gọi là nấu cháo. Toàn ăn bí thôi, thương lắm, ăn bí từ lúc còn lá, quả non rồi quả già”.
Cô Mai cũng cho biết thêm: “Con lợn nó đào chỗ để ngủ trước, đứa trẻ lạnh quá nên đánh đuổi con lợn ra để lấy chỗ ngủ cho ấm. Mùa làm nương cả bản vắng tanh, không một tiếng chó sủa, ở nhà chỉ còn người già không làm được gì và trẻ em bé tí. Trẻ em bé quá mà cần phải cho bú thì được cho đi nương cùng, họ đào một cái hố rồi bỏ vào đó để nó không bò đi đâu được, chứ lấy đâu ra ai cõng, ai trông?”.
Ở Kim Bon, không phải cứ trống là vào lớp, hết giờ là trống tan. Khi nào có học sinh thì học, không kể ngày giờ. Cả năm các em bỏ học thì không có nhưng nghỉ học theo mùa thì có. Những mùa tết, cưới, làm nương thì giáo viên phải đi chiêu sinh, phải đến tận nương, đến khắp cái khe, con suối để đón và huy động học sinh đến lớp.
Học sinh ở Kim Bon không xác định được đúng tuổi. Có em 15, 16 tuổi vẫn đi học tiểu học. Ở đây, rất nhiều học sinh có con vẫn đi học bình thường. Có em đã làm bố và đang học trên lớp, vợ mang con đến để trên mặt bàn, tức là nếu đi học thì phải trông con còn không thì phải ở nhà trông con. Thế là bố vỗ vỗ vài cái rồi đứa trẻ cứ nằm trên mặt bàn ngủ, còn bố lại tiếp tục học. Rồi chuyện các em dắt trâu bò đến sân trường buộc ở đó rồi đi học là chuyện bình thường.
** Học sinh không biết tuổi, dân tộc của mình:
Em Tòng, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Bon. Nhà em cách trường chừng 10km. Em có anh trai học lớp 8, nhưng lại không nấu ăn cùng nhau. Em thường xuyên nấu ăn một mình. Em cũng không thể đi bắt chuột ở ngoài nương như các bạn được vì không có bẫy.
Trong một căn phòng khoảng hơn 1 mét vuông chứa quần áo, sách vở, gạo, củi, em kéo ra nồi cơm và nồi canh mì tôm rau cải được nấu từ sáng hôm qua. Sáng nay em lại bỏ ra ăn tiếp. Khi nồi cơm vẫn còn chừng nửa bát cơm em lại đậy vào và để ăn bữa trưa.
Nhìn thấy nồi cơm đóng bánh, thức ăn và những miếng cơm nuốt nghẹn ngào của em thật sự xót xa. Nhưng có lẽ những câu trả lời của em còn xót xa gấp bội lần.
– Em bao nhiêu tuổi rồi?
– Tòng: Em không biết.
– Em là người dân tộc nào?
- Tòng: Em không biết.
– Đi học trên lớp, em được điểm mấy là cao nhất?
– Tòng: Em không được điểm nào vì em không làm được bài tập.
– Vậy bây giờ em thích cái gì nhất?
- Tòng: Em chưa biết thích cái gì đâu!
Để bắt được những con chuột như này, các em phải mang bẫy ra đặt ở ngoài nương cống từ tối hôm trước. Kể cả những con chuột bé bắt được các em cũng mang về làm thức ăn. Vì phải tự túc nấu ăn theo nhóm, nên sau khi em Hờ mang chuột về nhà, các em chia mỗi người một việc.
Em thì đi sắp lại những viên gạch để làm bếp Em thì mang dao đi chẻ củi. Khi củi vừa cháy thì xoong cơm đã được một bạn đặt lên bếp lửa. Trong lúc chờ cơm nấu chín, các em xiên những con chuột vào que và nướng trên bếp đang nấu ăn. Khi nướng gần được, chuột được bỏ ra để gạt sạch những chiếc lông còn bám lại. Sau đó cho lên bếp để nướng lại một lần nữa. Trong khi nướng chuột thì nồi cơm dành cho 3 em cũng đã gần chín.
Em Chang là thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm nên em mang ra mổ và làm sạch ở vòi nước tận dụng từ trong núi. Tuy nhiên, chỗ chế biến mà các em hay sử dụng hàng ngày không được sạch sẽ
Ở ngoài sân, một em trong nhóm đang dùng dao đẽo một miếng củi làm thớt chặt thịt. Tất cả các bộ phận của con chuột còn lại sau khi mổ (chỉ vứt đi phần ruột, gan để lại) sẽ được chặt nhỏ và cho vào xoong . Một chút nước, một thìa muối trắng bỏ vào, các em đun cho chín để ăn. Tuy nhiên, từng này thịt lại được chia đôi để dành cho 3 em nhỏ khác cùng ăn
Việc tự nấu ăn của học sinh miền xuôi là điều hiếm thấy, nhưng với các em học sinh bán trú Kim Bon thì đây là công việc thường ngày nên các em làm rất thành thạo.
Một gói mì tôm đã sẵn sàng để cho vào nồi thức ăn có mấy miếng thịt chuột. Mọi thứ đã được nấu xong, thức ăn được bê lên phòng. Bát đũa các em tự quản. Vì không có chạn nên các em để ở trên ánh sáng cửa sổ. Đôi chân lấm lem bùn đất với nồi thức ăn lõng bõng nước Vậy mà… không phải bữa nào các em cũng được ăn như thế này!

2./* Phía sau bộ mặt thành phố:

     Xã hội Việt Nam ngày nay được đánh giá là một xã hội khá công bằng, tương đối phát triển về mọi mặt, mức sống người dân được nâng lên ngang tầm với những nước bắt đầu phát triển, trị số những gia đình có mức sống hạnh phúc được các nước phương tây bình chọn rất cao , cao hơn cả một số nước Châu Âu, cao hơn Nga và Trung Quốc . Những ngôi nhà cao tầng, những biệt thự sang trọng , những khu nhà cao cấp, những đảo sinh thái nhân tạo dành cho người có tiền … v…v… Khi đi trên Thành Phố Saigon, chúng ta rất dễ bắt gặp những chiếc xe đắt tiền chạy trên đường phố , những nụ cười rạng rỡ, những chiếc điện thoại di động iphone thế hệ 3G – 4G sành điệu có bán kháp mọi nơi. Khi tôi hỏi một người Việt Kiều tại Mỹ, anh ta nói : “ Nếu là tôi, khi mua một chiếc điện thoại iphone, hoặc một chiếc xe giá 50.000usd, thì tôi cũng đắn đo lắm, vì những món hàng đắt tiền này có phù hợp cho mức lương mà tôi đang làm hay không “( anh này co mức lương 3000-4000 usd / tháng. ). Vậy tại sao ở VN bình quân người dân chỉ làm lương trên dưới 2 triệu đồng VN ( 2 triệu VN = 100 USD ) mà sắm nổi những món hàng đắt thế ? Lương chủ tịch Phường 4 đến 6 triệu đồng VN / tháng, lương giám đốc công ty nhà nước thì 8 đến 12 triệu VN / tháng , vậy bao lâu họ mới mua nổi chiếc xe 50.000 usd bằng tiền lương của mình ? Những người đang chạy những chiếc xe 50 ngàn đô đó là ai ? Những người đang xài những chiếc điện thoại iphone đó là ai ?
     Chúng ta hãy chịu khó đi sâu vào thực tế thì chúng ta sẽ thấy . Bên cạnh vẻ đẹp hào nhoáng củamột Thành Phố văn minh và hiện đại ấy, thì những hình ảnh tồi tàn của những khu nhà ổ chuột, những túp liều dựng tạm, che chắn bằng những tấm bạt vá chằng, vá chụm với nhau, ( che bằng bạt vì bạt thì đi lượm, còn nếu có tole thì họ đem bán ve chai lấy tiền mua gạo ăn rồi ), những con người lấy ghe thuyền làm nhà, mai dời bến này, mốt đổi bến kia ( bị rượt vì lấn chiếm bờ kè nên phải dời liên tục ). Có người sinh sống bằng nghề vớt bọc, lon ngay trên dòng sông họ sống, vợ bán vé số, chồng lượm lon, hay đánh giày, hoặc làm mướn linh tinh nếu như kiếm được tiền để sống . Mưu sinh luôn là đề tài lớn trong những lần rảnh rổi của những anh chị này , họ không bàn với nhau về bóng đá, họ không bàn với nhau về Trường Sa, họ không cần biết anh ca sỹ kia tên gì, chị diễn viên nọ tên chi, họ không có truyền hình, họ chỉ hiếm hoi xem ké truyền hình từ một tiệm tạp hóa nào đó thôi . Có người chưa từng đến bệnh viện, họ sinh đẻ ngay trên thuyền của họ, họ cạo gió , sức dầu hoặc mua nhúm thuốc rẻ tiền từ một nhà thuốc nào đó khi họ bị đau yếu, câu nói “ Tiền không có mua gạo lấy gì đi bệnh viện “ có lẻ là vũ khí để họ chống chế cho qua mổi khi bị ai đó hỏi .
     Trong những gia đình nghèo khó thế này, nếu như họ có một đứa con gái xinh xắn thì tôi không biết là họ may hay xui. Gái nghèo nhiều khi có cái đẹp kì lắm, nổi giò chút là nhong nhỏng , mặn mà dễ thương ghê ! Và những cô gái này là những miếng mồi ngon cho những ông giàu có, những tên Đài Loan , những thằng Đại Hàn nhắm tới . Chỉ cần bỏ ra trên dưới 2.000 usd là họ có thể sở hữu ngay một cô gái mới lớn VN này . Đau lắm phải không quí vị ? Hãy đặt hoàn cảnh những cô gái này là con em chúng ta, chúng ta mới thấy tại sao giá trị người con gái VN lại rẻ rúng thế này . Còn nếu không thì những cô gái này cũng đi bán vé số, tiền đâu đi học, học phí ngày càng cao. Khi đi bán vé số thì cũng bị khách hàng đặt điều kiện, mua 100 tấm vé số loại 10 ngàn đồng thì đi khách sạn 2 tiếng , hoặc cho thêm chút đỉnh để qua đêm, riết rồi có nhiều người độc miệng họ nói “ không biết tụi bán vé số này là đĩ hay bán vé số thông thường “ cũng khó trách họ, nghèo quá mà, nếu làm ăn đủ sống ai mà muốn làm đĩ phải không quí vị ?

Có lần tôi ngồi trong công viên giữa Thành Phố vào một buổi chiều, thì có một bé gái 14-15 tuổi đến mời tôi mua vé số, bé này có khuôn mặt dễ nhìn, sáng sủa, em mời tôi mua giùm vé số của ngày hôm sau, tôi không mua vì tôi không thích ăn thua với nhà nước, cô bé cứ mời mãi và một hồi thì nói khẻ : Mua đi ..em làm cho anh sướng . Tôi tá hỏa tam tinh, vì tôi gần 40 tuổi rồi mà em này chỉ 14-15 lại gọi tôi bằng anh, còn đề nghị sướng khổ nữa . Nhưng vì muốn tìm hiểu tôi giả vờ hỏi làm sướng là làm cái gì ? Ở đây là công viên mà làm ở đâu ? Cô bé thấy trúng mối rồi liền sà tới ngồi sát tôi, nói thiệt ..cái mùi dầu thơm hoa lài cộng với mùi mồ hôi của cô ta làm tôi muốn xỉu nhưng phải ráng ngồi chịu đựng . Cô ta móc trong giỏ ra tấm vải lớn hơn chiếc khăn tắm, và nói : anh trùm cái này lên chổ đó đi , em chui xuống làm cho, không ai thấy đâu . Úi trời ơi …!!! Tôi bỏ chạy mà không dám quay lại nhìn , ai đời làm cái kiểu kì thế , dù có xa vợtám năm thì tôi cũng không sung nổi khi mà phải “ làm sướng “ cái kiểu dị hợm chỉ có tại quê hương gấm hoa của tôi thế này . ( Câu chuyện này tôi kể nếu lở như có độc giả nào là nữ đọc phải thì cũng xin bỏ qua , vì tôi chỉ muốn kể rõ sự việc chứ không muốn đem những chuyện kì dị này lên web ).Đó chỉ là một góc nhỏ nơi giữa Thành Phố hoa lệ Saigon, còn nhiều nữa quí vị , tôi xin tạm ngưng tại đây , lần sau tôi sẽ kể tiếp những chuyện còn đau khổ hơn nơi những vùng thôn quê tỉnh lẽ .

 3./*Thân phận bán phấn buôn hương:

      Diễm phụ bán quán cháo cá ở đầu đường Lý Chính Thắng, lương 900.000 đồng/tháng, chủ bao ăn ở. Sáng 5 giờ thức dậy chuẩn bị làm cơm tấm bán cho khách ăn sáng. Khoảng 9 giờ nấu cơm bán buổi trưa, chiều bán đồ nhậu đến 11 - 12 giờ khuya mới đi ngủ tùy theo khách về sớm hay muộn. Cũng như Diễm, người chị ruột là Trần Thị Ngân thì phụ bán cho một quán lẩu cá kèo ở quận 3, gần chùa Xá Lợi (TP.HCM). Chỉ tiêu của hai chị em là cố gắng dành dụm 10 triệu đồng để trả nợ tiền trị bệnh cho mẹ. Riêng Diễm còn mơ ước sẽ để dành thêm được một ít vốn để về quê mua bán, vì theo cô: “Ở quê sống thoải mái hơn trên này. Ở đây tụi em sống được là nhờ mấy người khách như mấy anh, nếu ế thì bà chủ dẹp quán, tụi em sẽ thất nghiệp không biết sẽ ra sao!”.
     Bích Vân, quê Đức Phổ, Quảng Ngãi, có ngày phải đi bộ cả chục cây số, bị “chọc ghẹo” là chuyện cơm bữa. Nhà cô không đến nỗi thiếu thốn nhưng cũng theo chị em vào Sài Gòn làm ăn để hy vọng đổi đời. Tại đây, Bích Vân và 4 chị em đồng hương khác thuê nhà ở phường 2, quận Tân Bình (TP.HCM). Mỗi ngày ra chợ mua đậu phộng, bánh phồng… về luộc, rang chín vô bọc đến khoảng 3 giờ chiều xách đi bán dạo theo các quán nhậu bình dân. Mỗi ngày cũng kiếm được từ 30.000 - 60.000 đồng. Các “đệ tử lưu linh” ở vỉa hè, nhờ “dịch vụ di động” này của các cô mà giải quyết được nhu cầu với giá thấp hơn nếu mua ở quán, tiệm.
     Trên đây là hai trong hàng ngàn thân phận trôi dạt vào Sài Gòn với mong ước ban đầu là đi tìm một vùng “đất hứa” để thay đổi cuộc sống ở chốn quê nghèo… Nhưng không biết các cô sẽ trụ vững kiếm sống với cái nghề trong sạch của mình được bao lâu vì trước Diễm, trước Vân cũng đã có khá nhiều cô gái ở quê lên phải “đổi nghề”nửa chừng. Như hai chị em Ngọc Vân và Ngọc Loan (quê ở Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) lên Sài Gòn năm ngoái, sống với nghề may công nghiệp tại một xí nghiệp may ở phía sau chợ Cây Quéo. Nhưng rồi vì lý do này khác, nay phải dừng chân trong quán bia ôm trên đường Trần Huy Liệu (quận Phú Nhuận). Hiện nay hai chị em thuê nhà ở phường 4, quận Tân Bình, giá 1.000.000 đồng/tháng, tiền điện nước tổng cộng gần 1.300.000 đồng mỗi tháng.
     Trong khu vực hai chị em đang thuê nhà còn có khoảng vài chục cô gái khác từ nhiều miền quê tụ về đây thuê nhà ở, phần lớn đều làm cái “nghề tương tự” như hai chị em Vân - Loan. Cùng với các cô là một lực lượng xe ôm chực chờ ngoài đầu hẻm, sẵn sàng đưa đón các cô đi bất cứ nơi đâu mà các cô cần, không kể sớm tối…
     Cùng trong con hẻm này, mỗi sáng sớm có khoảng 20 chiếc xe mì gõ bày ra ngổn ngang để chuẩn bị cho cữ bán buổi chiều. Phần lớn các chủ xe này là người dân miền ngoài vào Sài Gòn thuê phòng trọ ở đây, mỗi xe có từ 1 - 2 em bé gái tuổi từ 13 - 16 theo xe để bưng hủ tiếu mì. Khoảng 10 giờ sáng, khi các cô thức dậy thì các hàng bán thức ăn ở đây trở nên ồn ào và náo nhiệt với đủ mọi câu chuyện, mọi tình huống mà các cô đã gặp tối hôm trước, được kể lại khá sôi nổi. Các em bé gái phụ bưng mì kia vừa sửa soạn xe đi bán vừa hóng chuyện của các cô với vẻ tò mò, thích thú! Ai mà có thể biết được: vài năm nữa, các em sẽ làm gì?!
     Nhiều cô nghĩ rằng tại xứ sở văn minh này họ sẽ kiếm được một cái nghề, hoặc có ít vốn liếng, mai một quy cố hương…
     Từ khi cái quán đầu đường Trần Quang Khải đổi chủ, Hồng Mai (quê ở Tiền Giang), phải ép mình làm theo lệnh chủ mới để không mất “nhiệm sở”. Lệnh của chủ mới đã được Hồng Mai thực hiện ngày càng “xuất sắc”: ép khách uống bia, cụng ly với khách, đề nghị khách kêu thêm món này món kia… Cô hay nói với khách: “Em thèm món này quá, anh kêu cho em ăn đi”, hoặc “Kêu thêm món này nha anh”… Trong một hôm cụng ly với khách, Hồng Mai còn “bật mí”: Vài ngày nữa các cô sẽ mặc váy ngắn để phục vụ khách hết mình theo lệnh của chủ! Đáp lại nhận xét: Hồng Mai thay đổi quá nhiều của một người khách. Mắt Mai thoáng mơ màng: “Biết làm sao được, khi em cũng muốn sống và muốn nhiều cái khác nữa?!”.
     Ông Sáu, chủ quán của Hồng Mai, nói: Nếu ông không làm như thế thì làm sao có thể cạnh tranh được với các quán khác! “Không ai làm giàu mà không muốn buôn bán đắt hàng”, ông Sáu khẳng định. Cô chủ trước của quán này, chỉ vì quá giữ kẽ, không cho nhân viên phục vụ vui vẻ với khách, còn ông làm chủ thì khách ngày càng đông, mà khách cũng thích đến với quán của ông hơn.
    Nguyễn Thị Quyên, quê ở An Giang, mới chuyển chỗ ở về nghĩa trang Văn Giáp (quận 2). Chồng có vợ khác, nhà chồng bạc đãi, Quyên ẵm con lên Sài Gòn kiếm sống bằng “nghề”… bán bia ôm trong quán vách lá ở Cát Lái (Thủ Đức). “Một “nghề” dễ kiếm chỗ làm và trả thù cuộc đời bạc như vôi”, cô nói. Cuộc đời cũng bắt đầu dạy cho Quyên “đen tình” và nhiều mánh khóe để “đỏ bạc”: hễ lấy đặng tiền boa là dông qua quán khác bắt mối khác! Quyên cũng cho biết là mỗi khi được kêu ra ngồi với khách, cứ mỗi một khách cô phải nộp “chết” cho chủ quán 50.000 đồng; mà có khi khách “boa” chỉ có 60.000 đồng nên cô phải “chạy sô” thêm mới đủ tiền để nuôi con.